Archive for tháng 4 2014
Khóa Tu 1 Ngày Của Gia Đình Sen Xanh tại Linh Thông Tự
Trong xu thế phát triển của xã hội đương thời, nhân loại đang ngày đêm đối mặt với nhiều thách thức của đời sống thực dụng. Sự đoanh vây của nghèo đói, tụt hậu, bệnh tật,…đã nảy sinh không ít những phức tạp trong các mối quan hệ về tinh thần và vật chất. Mà mối lo ngại lớn nhất là công tác giảng dạy nhân cách đạo đức cho thanh thiếu niên đang trên đà tụt dốc nghiêm trọng. Những hồi chuông báo động đã vang lên, nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể để chuyển hướng những lối đi sai lệch. Vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các bạn, mà còn ảnh hưởng đến đời sống của cả cộng đồng.
Vì vậy, Các thành viên trong Gia Đình thanh niên phật tử Sen Xanh đã tham gia khóa tu 1 ngày tại Chùa Linh Thông. Khóa tu là một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi thanh thiếu niên và cũng là cầu nối yêu thương giữa các bạn với gia đình, tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc về các vấn đề tâm lý đạo đức trong đời sống. Khóa tu còn là cơ hội lắng nghe, thấu hiểu, tìm lại chính mình, nhận diện cuộc sống và chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau để sống an lành hạnh phúc.
Rước Xá Lợi Phật tại Bồ đề Đạo Tràng, Ấn Độ
HÀNH
HƯƠNG ẤN ĐỘ - NEPAL CHIÊM BÁI TỨ ĐỘNG TÂM VÀ CUNG NGHINH XÁ LỢI PHẬT
HÀ
NỘI - ẤN ĐỘ - NEPAL
******************************
Thật
có duyên lành được hành hương trở về đất Phật trong pháp đoàn “Từng bước chân an lạc” để trở về cội
nguồn linh thiêng, thăm quan và chiêm bái các địa danh Phật tích quan trọng. Với
4 địa danh phái đoàn đã đến chiêm bái đó là:
-
Vườn Lâm Tỳ Ni
– nơi Đức Phật đản sinh.
-
Bồ Đề đạo tràng
– nơi Đức Phật thành đạo.
-
Vườn Lộc Uyển
– nơi Đức Phật chuyển pháp luân.
-
Câu Thi Na
– nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.
Đi cùng phái đoàn gồm có 30 quý Chư Tôn Đức
trong Ban Hoằng Pháp TW, Ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội, cùng 150 quý Phật tử từ
khắp mọi miền đất nước.
Chuyến đi trong vòng 9 ngày (từ ngày 21
tháng 3 đến 30 tháng 3 năm 2014).
Ngày
thứ nhất: Đoàn làm thủ tục Hàng không trên chuyến bay thẳng
của Hãng Hàng Không Quốc gia VN số hiệu:
VN9283 HAN – VNS (từ Hà Nội đi Varanasi). Chiêm bái Vườn Lộc Uyển - nơi Đức Phật chuyển pháp luân. Ngắm bình
minh mọc trên sông Hằng.
Ngày
thứ 2: Từ vườn Lộc
Uyển đi Sravasti (Thành
Xá Vệ). (293km).
Ngày
thứ 3: Sravasti
đi Lâm Tỳ Ni (349km).
Thăm quan vườn Ông Cấp Cô Độc, chiêm bái cội
Bồ đề A Nan, Hương thất của Đức Phật.
Ngày
thứ 4: Từ Lâm Tỳ
Ni sang Nepal.
Chiêm bái Vườn Lâm Tỳ Ni, thăm chùa Việt
Nam Phật Quốc Tự, thăm thành Ca Tỳ
La Vệ.
Ngày
thứ 5: Từ Lâm Tỳ Ni
đi Câu Thi Na (175km).
Chiêm bái chùa Đại Niết Bàn, thăm bảo
tháp Trà tỳ kim thân Đức Phật.
Ngày
thứ 6: Từ Câu Thi
Na đi Bồ Đề Đạo Tràng (339km).
Chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng, Bảo tháp Giác Ngộ, Cội Bồ Đề.
Ngày
thứ 7: Tại Bồ Đề đạo
tràng.
Thăm hang Khổ Hạnh Lâm, thăm làng
Sujata, thăm các ngôi chùa quốc tế.
Ngày
thứ 8: Bồ Đề đạo
tràng đi Rajir (Vương Xá Thành). (80km).
Thăm núi Linh Thứu, thăm trường đại học
Nananda, dòng sông Ni Liên Thiền.
Ngày
thứ 9: Làm lễ tại Bồ
Đề Đạo Tràng, cung nghinh Xá Lợi do Ủy
Ban Cội Bồ Đề trao tặng.
Phái
đoàn được đón nhận 15 tháp Xá Lợi do Thượng tọa MANO đại diện Ủy Ban Cội Bồ Đề
trao tặng.
Rất vinh dự trong số 15 tháp Xá Lợi đó, chùa Thanh Liên - Tương Trúc cũng được cung rước 1 tháp Xá Lợi để thờ phụng
và đỉnh lễ tại chùa.
Đại Đức Thích Minh Châu (giữa ) cung rước tháp Xá Lợi để thờ phụng và đỉnh lễ tại chùa
Đây là niềm vinh dự cho Phật giáo VN nói
chung, Ban Hoằng Pháp TW và chư Tôn Đức Tăng Ni các Tổ Đình, Tự Viện nói riêng
được cung nghinh Xá Lợi để tôn thờ tại các cơ sở thờ tự.
Sau khi cung nghinh Xá Lợi tại Bồ Đề Đạo
Tràng, phái đoàn khởi hành đáp chuyến bay thẳng về Hà Nội lúc 22h00. Kết thúc
chuyến hành hương chiêm bái và cung nghinh Xá Lợi Phật.
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHỊ VỊ BỒ TÁT LÝ TỪ THỤC, LÝ TỪ HUY
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TỔNG NAM
PHÙ
CHÙA THANH LIÊN – TƯƠNG TRÚC
Xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
****************************
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NHỊ VỊ
BỒ TÁT LÝ TỪ THỤC, LÝ TỪ HUY
Vào đời Lý Thánh
Tông (1054 – 1072) Hoàng Hậu sinh đôi được hai công chúa vào ngày mồng 6 tháng
2 âm lịch, chị là Lý Từ Thục, em là Lý Từ Huy. Cả hai công chúa giác ngộ cảnh
vô thường, chán cảnh lầu son gác tía, nguyện vọng một lòng xin vua cha và Hoàng
Hậu cho phép xuất gia đầu Phật.
Triều đình lúc
đó chia nước thành các lộ, chia lộ cho các công chúa đến ở và cai quản dân
chúng. Công chúa Lý Từ Thục và công chúa Lý Từ Huy thấy đất tổng Nam Phù phong
cảnh hữu tình, thế đất địa linh, voi chầu hổ phục…Nhị vị công chúa đã xin vua
cha ban cho đất Nam Phù Tổng.
Đầu tiên, nhị vị
công chúa dừng chân trên đỉnh trúc lĩnh (tức là núi trúc), thấy giữa đồng bằng
nổi lên một ngọn núi hình đầu rồng, trên đó có rất nhiều tre trúc. Phía mặt tiền
có đường Thiên Lý, có sông Tô Lịch nhiễu quanh, lại có án tiền là “Gò Đình Yến”.
Bên hữu núi trúc có nhiều gò nổi, ngọn đều chầu về phía núi trúc, trông tựa
tràng phan, bảo cái. Thấy đây là đất “địa linh”, dân chúng nhân hậu, Nhị vị
công chúa dừng chân trên đỉnh núi Trúc, lập am tu hành.
Nhị vị sư tổ thị
sát thấy dân Tổng Nam Phù vẫn còn cảnh đói nghèo, không có ruộng canh tác. Với
tấm lòng từ bi, Nhị vị sư tổ đã chia 3000 mẫu ruộng cho mười làng, xuất hết tiền
vàng nữ trang của mình để cấp vốn cho dân khai khẩn ruộng đất, trồng dâu nuôi tằm,
dậy nghề thủ công….Nhờ đó, nhân dân trong Tổng Nam Phù còn giữ lại được rất nhiều
nghề truyền thống như nghề làm bún, đậu phụ, bánh gai, bánh dày, nghề đan thúng
mủng, rổ rá…lưu truyền cho đến ngày nay.
Thời vua Lý
Thánh Tông, Vua muốn bình yên Chiêm Thành và vỗ về các quan lang Châu mục, để kết
tình giao hảo giữa nước Việt với các nước chư hầu, Vua đem phần lớn công chúa gả
cho các Châu mục. Trong số những công chúa ấy có cả Nhị vị Sư tổ cũng bị triệu
về Kinh để lấy chồng. Với tấm lòng mến mộ Phật pháp, Nhị vị sư tổ đã quyết chí
tu hành và được nhân dân Tổng Nam Phù rước về núi Trúc để ẩn mình và tu tập.
Từ đó nhà vua cảm
kích, cho xuất ngân khố xây dựng tại Đông Phù một ngôi chùa đặt tên là Hưng
Long và cũng cho xây trên đỉnh núi Trúc một ngôi chùa đặt tên là Hưng Phúc.
Trải qua mấy chục
năm chuyên tâm thiền định, thực hành bồ tát đạo, khi hạnh nguyện độ sinh viên
mãn, Nhị vị sư tổ đã dựng am thất dưới lòng đất bằng gỗ thông, am thất dựng tại
cánh đồng Liên Hoa thuộc làng Tè, nay là thôn Ninh Xá, xã Ninh Sở, huyện Thường
Tín, Hà Nội.
Để tưởng nhớ
công đức Nhị vị sư tổ, nhân dân Tổng Nam Phù tạc tượng Sư tổ mang hình dáng
công chúa và hai vị đệ tử mang hình dáng cung nữ thờ tại các chùa Hưng Phúc,
Hưng Long, Thanh Liên, Ninh Xá.
Các triều đại
vua Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, đã sắc phong Nhị vị Sư tổ: “Đại Thánh Bao
Phong, Đại Bồ Tát hồng liên tọa hạ”. Nhị vị Ni sư: “Gia Tăng Trung Vi Dực Bảo
Trung Vương Thượng đẳng thần”.
Từ đó, nhân dân
tổng Nam Phù tưởng niệm xưng danh Nhị vị Sư tổ là Nhị vị Bồ Tát. Và cứ hàng
năm, nhân dân Tổng Nam Phù tổ chức lễ hội rất trọng thể vào các ngày 14, 15, 16
tháng 3 âm lịch. Đến dự lễ hội có hàng vạn nhân dân, tín đồ Phật tử và quý
khách thập phương.
Năm nay, được sự
chấp thuận của Ban tổ chức lễ hội hàng tổng, chư tăng chùa Thanh Liên đã kết hợp
với chính quyền, nhân dân, Phật tử thôn Tương Trúc, long trọng tổ chức lễ rước
Nhị vị sư tổ theo nghi thức thống nhất lễ hội của Tổng Nam Phù. Lễ hội đã diễn
ra trong 3 ngày với những phần Lễ và Hội rất trang nghiêm, trọng thể.
Kể từ nay về
sau, nhân dân thôn Tương Trúc chính thức tham gia lễ Hội Hàng Tổng với vị trí
và vai trò là một thành viên độc lập đối với 9 xã 10 làng trong tổng Nam Phù.
Đây cũng là việc làm thiết thực, dâng lên Nhị vị sư tổ với tinh thần tri ân báo
ân và cũng thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong việc duy trì, giữ
gìn bản sắc dân tộc, đặt dấu ấn lịch sử và làm tiền đề cho thế hệ hôm này và
mãi mãi về sau.|.
Cứu trợ đồng bào lũ lụt ở Quảng Bình 2013
Đại Đức :Thích Minh Châu cùng phật tử tại chùa Thanh Liên
Tương Trúc - Ngũ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội
**********
Cả Đoàn tới thăm hỏi - động viên ,Chia sẻ khó khăn và giúp đỡ phần nào những thiệt hại của đồng bào ở Quảng Bình khi vừa gánh chịu đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây do cơn bão số 11 đi qua tàn phá ...
Quảng Bình là 1 trong số các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất khi cơn bão đi qua.nhiều nơi đã chìm trong biển nước nhiều ngày liền, cuộc sống vốn khó khăn lại càng thêm khó khắn ...
Một chút tầm lòng của Đại đức và phật từ chùa Thanh Liên dù không đáng vào đâu so với thiệt hại mà đồng bào ở Quảng Bình gánh chịu nhưng cũng đủ làm ấm lòng nhân dân ở đây.
Đại Đức Thich Minh Châu trực tiếp phát gạo - Mỳ Tôm - nước uống - quần áo cho nhân dân - một nghĩa cử cao đẹp của người nhà Phật.
Tâm Thư Kêu Gọi
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM - TP HÀ NỘI
CHÙA THANH LIÊN
Thôn Tương Trúc – xã Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà
Nội
************************
LỜI KÊU GỌI
Kính thưa toàn thể nhân dân cùng đồng bào Phật
tử thập phương xa gần!
Chùa
Tương Trúc có tên chữ là Thanh Liên tự, tọa lạc tại thôn Tương Trúc xã Ngũ Hiệp,
Thanh Trì, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ khoảng những năm 1840 (thời nhà Nguyễn,
triều vua Minh Mạng). Tên chữ chùa “Thanh Liên” 青蓮寺 hay “Thanh Liên Tự” có từ thời Bảo
Đại thứ 3 (năm 1927). Tính từ khi xây dựng đến nay đã trải qua 4 đời sư trụ trì
và viên tịch tại đây.
Kể
từ khi xây dựng, chùa là nơi bảo tồn các giá trị vật thể, phi vật thể của Phật
giáo, là nơi cầu nguyện cho quốc thái dân an, nơi tu học tâm linh của nhân dân
Phật tử.
Kính thưa quý vị!
Sự
nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc là sự nghiệp cao cả của người đệ tử Phật, vốn
đã được vận dụng và phát huy bởi nhiều thế hệ Phật tử Việt Nam và đã trở thành
bản sắc truyền thống của Phật giáo, góp phần rất lớn vào việc hộ quốc an dân,
điều đó đã được thể hiện trong thơ ca Việt Nam:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Căn cứ giấy phép xây dựng số 63/GPXD của UBND
huyện Thanh Trì, nhà chùa cùng nhân dân thôn Tương Trúc chính thức trùng tu tôn
tạo tất cả các hạng mục công trình trong khuôn viên nội tự (gồm Điện Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà
Khách, lầu Quan Âm, lầu Bia, vườn Tháp, Đền Quan Cử, cổng Tam quan và một số hạng
mục công trình phụ trợ khác). Mô hình tổng thể xây dựng sẽ mang nét kiến
trúc văn hóa truyền thống, hài hòa với không gian thờ tự, thiết thực cho nhu cầu
tín ngưỡng tâm linh và tu học Phật pháp của Tăng ni Phật tử, đồng thời cũng là
một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Đông phương.
Tổng
kinh phí xây dựng theo bản thiết kế khái toán ban đầu trên 60 tỷ Việt Nam Đồng
(61 tỷ VNĐ) bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Đây là việc làm vô cùng lớn lao,
đòi hỏi sự đồng lòng đồng sức của rất nhiều người mới có thể thành công được. Bậc
Cổ đức dạy rằng:
Đạo pháp xương minh do tăng già hoằng hóa
Thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm.
Hay:
Ăn cũng hết, mặc cũng mòn
Làm chùa tạc tượng phúc còn dài lâu.
Với
ý nghĩa cao cả đó, trên hết là sự trường tồn của Phật pháp, sau nữa để tạo phúc
lành cho thế gian, nhà chùa tha thiết kêu gọi nhân dân địa phương, quý Phật tử
thập phương xa gần, các cơ quan đoàn thể, công ty doanh nghiệp, đại thí chủ, mạnh
thường quân…phát tâm công đức tài lực vật lực, người viên gạch, kẻ hạt cát để
quần thể tâm linh chùa Thanh Liên, đền Quan Cử sớm được trùng tu tôn tạo và đưa
vào phục vụ tín ngưỡng.
Sự
nhiệt tâm của Quý vị luôn là niềm động viên khích lệ lớn lao cho Bản tự Trụ trì
trong sự nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Cầu
chúc quý vị luôn an lạc, thành đạt và hạnh phúc trong ánh từ quang của Đức Phật!
Nam mô công đức lâm bồ tát!
Bản tự trụ trì
Đại đức: Thích Minh Châu
Ghi chú: Mọi việc
phát tâm công đức xin liên hệ: Đại đức Thích Minh Châu - trụ trì chùa Thanh
Liên (Tương Trúc), xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Số TK:
30932879 VNĐ - 30933579 USD (Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu)
Số ĐT: 043.682.5303 **** Mobile:
098.44.878.33
Gmail: thichminhchauyp@gmail.com. Website: sangdaotrongdoi.vn
: giadinhsenxanh.blogspot.com
Một số hình ảnh về chùa thanh liên khi Đại Đức mới về
: giadinhsenxanh.blogspot.com
Một số hình ảnh về chùa thanh liên khi Đại Đức mới về
Buổi Sinh Hoạt đầu tiên của Gia Đình Sen Xanh
Gia Đình Thanh Niên Phật Tử Sen Xanh
Buổi đầu thành lập và sinh hoạt
Buổi học đầu tiên
Thầy Thích Minh Thuần đang giải đáp mọi thắc mắc của các bạn
Làng Tương Trúc
Làng Tương Trúc
Làng Tương Trúc đầu thế kỷ 19 là một xã thuộc tổng Nam Phù Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (từ tháng Mười năm Tân Mão đời Vua Minh Mạng - 1831 trở đi là tỉnh Hà Nội, từ 1904 là tỉnh Hà Đông). Đầu năm 1946, làng nhập với các làng : Đông Trạch, Tự Khoát, Việt Yên thành xã Ngũ Hiệp[1].
Tương Trúc nằm trên con đường Thiên lý cổ. Xưa kia, con đường này từ phía Nam ra, đến Bằng Vồi - Quán Gánh men theo phía Đông sông Tô Lịch, qua các làng Duyên Trường- Hạ Thái (nay là xã Duyên Thái, huyện Thường Tin, tỉnh Hà Tây), vào Đông Phù (xã Đông Mỹ), qua Tương Trúc, ra làng Tự Khoát, Lưu Phái rồi nhập với Quốc lộ I hiện này ở phía trên cầu Ngọc Hồi, lên Văn Điển - Cầu Tiên - Quán Sét (Đồng Quan), vào Hoàng Mai (Chợ Mơ) rồi vào Kinh thành Thăng Long. Vào đầu thời Gia Long 1802 - 1819 (có ý kiến cho rằng, thời Pháp thuộc, khi làm đường xe lửa Bắc Nam) mới nắn lại đường Thiên lý từ Hà Hồi (Thường Tìn) lên, tức đoạn đường Quốc lộ I A qua Ngọc Hồi lên cầu Văn Điển hiện nay. Làng lại có sông Tô Lịch chảy qua. Do vị trí giao thông thuận lợi này mà dân làng còn phát đạt về buôn bán. Tại đầu làng Tương Trúc có một chợ lớn trong vùng, có khán thị (quản chợ) trông coi. Vị thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” làm cho kinh tế của làng tương đối khá giả. Ngoài buôn bán, dân làng vẫn làm ruộng và có thêm nghề làm lược sừng[1].
Tương Trúc là làng nhỏ. Năm 1928 làng có 666 người. Trai đinh của làng trước đây sinh hoạt trong 3 giáp[1].
Trước Cách mạng Tháng Tám, làng Tương Trúc còn 53 mẫu 7 sào ruộng công để chia cấp cho các đối tượng sửa lễ và 6 mẫu đem đấu giá lấy tiền dùng vào các việc công. Ngoài ra, khúc sông Tô Lịch chảy qua làng, tiếp giáp hai làng Tự Khoát và Đông Phù, hàng năm chia cho 3 giáp khai thác nguồn tôm cá[1].
Làng Tương Trúc ở bên cạnh làng Tự Khoát, có nhiều yếu tố tương đồng về địa lý, lịch sử. Trước đây, giữa địa phận hai làng còn một khoảnh ruộng công, mỗi làng được nhận một nửa rộng 2 sào 5 miếng (mỗi miếng là 30 mét vuông) để giao cho giáp đương cai của mỗi làng cùng lo việc thờ thần (hai làng cùng làm lễ cơm mới vào tháng Tám, tế thần chung vào 29 tháng Mười). Trước đây, hai làng cùng tổ chức đội phiên tuần để bảo vệ đồng điền, mỗi làng 6 người. Làng có ngôi chùa Hưng Phúc, chung với làng Tự Khoát, thờ Nhị vị sư tổ.[1].
Ngoài ra, làng còn có chùa Thiên Phúc, phủ thờ Thủy Tinh công chúa. Hội làng diễn ra trong các ngày 8, 9, 10 tháng Hai[1].
Đặc biệt, Thôn Tương Trúc, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì từ lâu nổi tiếng có tài "mở khóa". Tất cả các loại khóa cổ kim, hiện đại cỡ nào cũng đều bị "hạ gục" khi qua tay người làng.
Nhắc đến sửa khóa, nhiều người nghĩ ngay đến thôn Tương Trúc, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Ở đây nổi tiếng với nghề sửa mọi loại khóa từ thời Pháp thuộc, nhưng đến nay nghề đang dần mất đi, chỉ còn dăm chục người sống bằng nghề và giữ hồn nghề…
Một thời rực rỡ
Đến với Tương Trúc, không ai nghĩ nơi đó còn gọi là thôn nữa. Hàng loạt dịch vụ mọc lên như nấm chẳng khác gì một con phố nhỏ của nội thành Hà Nội. Và len lỏi khu “thôn phố” khó khăn lắm mới tìm được vài tiệm còn làm nghề sửa khóa.
Những hộp đồ nghề hiếm hoi còn lại ở làng sửa khóa |
Tạt vào một quán nước ven đường, chúng tôi gặp gỡ một cụ bà 75 tuổi – cụ Quốc, gọi theo tên của chồng - với hy vọng tìm hiểu được một số thông tin về nghề sửa khóa ở thôn Tương Trúc. Nhưng dường như thông tin của một lão làng như vậy giờ chỉ còn lại dăm ba câu nói về nghề truyền thống của làng mình.
“Cái nghề sửa khóa của làng thì từ lúc sinh ra, tôi đã thấy có rồi. Nghề này mọi hôm có giám truyền cho người ngoài đâu, ngay cả con gái trong nhà cũng không được truyền nên tôi không biết sửa”, bà tâm sự
Cụ Quốc cho biết thêm, làng hiện còn rất ít người làm khóa. Chủ yếu là những người trung niên tuổi từ 40 trở lên duy trì nghề, còn thanh niên thì đi học hoặc lên Hà Nội làm việc.
Nói về thời huy hoàng của làng nghề bà chia sẻ trong niềm vui: “Ngày xưa con người nơi đây chỉ biết làm ruộng, rảnh thì nhận sửa khóa. Thủ thuật sửa khóa giỏi đến mức mà người dân trong làng không cần khóa cửa, vì có khóa cửa thì cũng như không. Nhất là thời Pháp thuộc, sau khi nhàn rỗi, đàn ông trong làng đi khắp Hà Nội tìm khách sửa khóa, còn đàn bà thì đi thu mua ve chai, nồi thủng...”.
Theo lời chỉ dẫn của cụ, chúng tôi tìm đến một vài chỗ sửa khóa uy tín. Tiệm sửa khóa ven đường của anh Lâm vắng vẻ không bóng khách, anh cho biết: “Thỉnh thoảng mới có người tới sửa khóa, hay cắt thêm chìa. Nghề cũng thu nhập bấp bênh lắm. Nghề nào cũng có cái khó của nó, hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển có nhiều loại khóa tinh vi, đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao hơn, nên nghề sửa khóa chúng tôi cũng cần nâng cao, tỉ mẩn hơn”.
Nghề tự có thì sẽ tự mất?
Trưởng thôn Tương Trúc – ông Vũ Văn Ngợi - cho biết, nghề sửa khóa ở làng không có ai mở lớp dạy, mà ngày xưa các thanh niên đã phải tự mày mò học của bố, của ông, hay anh em tự dạy cho nhau.
Nghề có từ lúc nào ông cũng không biết, khi sinh ra ông đã thấy có rồi. Mặc dù nghề sửa khóa ở Tương Trúc rất nổi tiếng, nhưng dường như những con người ở thôn quê ngày xưa ấy vẫn cảm thấy đó là một cái nghề bình thường, là nghề tay trái làm mỗi khi trái mùa vụ.
Ông Vũ Văn Ngợi. |
Vì vậy, ngay cả các lão làng trong thôn không biết tổ nghề là ai?. Thậm chí chưa bao giờ họ nghĩ sẽ tổ chức các cuộc thi tìm kiếm người giỏi nhất của nghề. Cứ thế họ sửa khóa như một bản năng sinh tồn.
Theo thống kê từ trưởng thôn Vũ Văn Ngợi thì trong làng còn khoảng 50 người sửa khóa trong tổng số 600 hộ dân. Có vài hộ dân sống ở mặt đường thì mở quán, còn một số người thì lên tận thành phố, ngồi vào các lề đường để hành nghề, thay vì đi dạo tìm khách như ngày xưa.
Nói về sự tài của người thợ sửa khóa làng mình, ông chia sẻ: “Người thợ ở đây họ chưa từ bỏ bất cứ loại khóa nào. Họ sửa được tất cả các loại khóa, chỉ với những đồ nghề đơn giản như búa, kìm, dũa và vài chiếc phôi chìa khóa”.
Thấy chúng tôi dè dặt khi đặt vấn đề, liệu với cái tài sửa khóa ấy có người nào dùng nó để phá khóa trộm tài sản của người khác không, ông trưởng thôn cười lớn tiếng khẳng định: “Chưa bao giờ người thợ ở đây lại làm thế, họ làm vì cái tâm của nghề, với bản chất con người nơi đây khá lương thiện, họ sẽ không sửa khóa cho khách nếu khách mang một vật mềm in hình chìa khóa đến, hay vẽ hình mang đến.
Từ khi tôi sinh ra đến giờ chỉ có một vụ trộm cắp duy nhất là năm ngoái, mà chính là con họ tự cấu kết với người ngoài, vào nhà mình mở khóa két lấy tiền của nhà mình”.
Trở về Hà Nội khi thôn xóm nơi đây đã lên đèn, tôi chỉ mong sao nghề sửa khóa nơi đây sẽ không mai một, bởi đó là nghề của những bàn tay tài hoa.
Chùa Thanh Liên
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TP HÀ NỘI
CHÙA THANH LIÊN
Thôn Tương Trúc – xã Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
************************
LỜI PHỔ KHUYẾN
Kính thưa đồng bào Phật tử thập phương xa gần!
Chùa tương trúc có tên chữ là thanh liên tự, tọa lạc tại thôn tương trúc xã ngũ hiệp, thanh trì, Hà Nội. Tìm hiểu những cứ liệu lịch sử còn sót lại ở chùa cũng như qua sự trao đổi với các cụ bô lão trong làng thì chùa được xây dựng từ khoảng những năm 1840 (khoảng 174 năm). Theo ghi chép trên bức đại tự trong chùa thì tên chùa Thanh Liên có từ thời bảo đại thứ 3 (tức năm 1927). Tính từ khi xây dựng đến nay đã trải qua 4 đời sư trụ trì và viên tịch tại đây. Một là sư tổ Thích Đàm Quyết, hai là sư cụ Thích Đàm Ân, ba là sư cụ Thích Đàm Định và bốn là sư cụ Nguyễn Đôn Thư được ghi chép trong khoa cúng tổ của chùa.
Kể từ khi xây dựng, chùa là nơi quy hướng tâm linh cho nhân dân Phật tử thôn Tương Trúc cũng như một số địa phương lân cận về lễ phật hàng tuần. Ngôi chùa đã được tồn tại trong khoảng thời gian khá lâu và đã có một số lần tu bổ, tôn tạo nhưng vì mang tính tự phát của nhân dân nên công trình xây dựng không theo kiến trúc quần thể của ngôi chùa cổ Việt Nam “tiền Phật hậu Tổ”. Cùng với sự bào mòn của thời gian, năm tháng, nên đến nay các hạng mục công trình đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn cho nhân dân, Phật tử về chiêm lễ.
Kính thưa quý vị!
Sự nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc là sự nghiệp cao cả của người đệ tử Phật vốn đã được vận dụng và phát huy bởi nhiều thế hệ Phật tử Việt Nam và đã trở thành bản sắc truyền thống của Phật giáo, góp phần rất lớn vào việc hộ quốc an dân, điều đó đã được thể hiện trong thơ ca Việt Nam:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, được sự hướng dẫn của giáo hội và sự cho phép của các cấp chính quyền, nhà chùa và nhân dân thôn Tương Trúc sẽ chính thức trùng tu tôn tạo lại tất cả các hạng mục công trình trong khuôn viên nội tự (gồm Tam Bảo, nhà thờ Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách, vườn tháp, cổng tam quan và một số các hạng mục công trình khác). Mô hình tổng thể xây dựng sẽ mang nét kiến trúc văn hóa truyền thống, hài hòa với không gian thờ tự, thiết thực cho nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và tu học Phật pháp của Tăng ni Phật tử, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của Đông phương. Đây là việc làm vô cùng lớn lao, đòi hỏi sự đồng lòng đồng sức của rất nhiều người mới có thể thành công được. Cổ đức có câu:
Đạo pháp xương minh do tăng già hoằng hóa
Thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm
Hay:
Ăn cũng hết, mặc cũng mòn
Làm chùa tạc tượng phúc còn dài lâu.
Với ý nghĩa cao cả đó, nhà chùa tha thiết kêu gọi nhân dân địa phương, quý Phật tử thập phương xa gần, các cơ quan ban ngành, các công ty doanh nghiệp, các đại thí chủ, các mạnh thường quân… phát tâm công đức tài lực vật lực, người viên gạch, kẻ hạt cát để công trình tâm linh này sớm được trùng tu tôn tạo và đưa vào phục vụ tín ngưỡng.
Sự nhiệt tâm của Quý vị luôn là niềm động viên khích lệ lớn lao cho chúng tôi trong sự nghiệp phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Cầu chúc quý vị luôn an lạc, hạnh phúc trong ánh từ quang của Đức Phật!
Bản tự trụ trì
Đại đức: Thích Minh Châu